Các tính chất cơ bản của đất Cơ học đất

Biểu đồ phân lượng trong đất cho biết trọng lượng và thể tích của khí, đất, nước và lỗ rỗng

Trong điều kiện tự nhiên, đất là một hợp thể phức tạp gồm 3 thể: thể rắn, thể lỏng và khí.khi các lỗ rỗng trong đất chứa đầy nước thì nó gồm 2 thể: rắn và lỏng. Nếu chúng ta dùng sơ đồ 3 thể, tượng trưng cho thể tích đất, thì dễ dàng có khái niệm về phân lượng mỗi thể trong đất.Các tính chất cơ học của đất phụ thuộc trực tiếp vào tương tác của ba thể này với nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào ứng suất tác dụng lên đất và sự thay đổi nhiệt độ...

Pha rắn của đất gồm nhiều thành phần có tỷ lệ thay đổi khác nhau như tinh thể sét và các khoáng phi sét (non-clay minerals), các loại đất sét phi tinh thể (vô định hình-noncrystalline), vật chất hữu cơ, và các loại muối kết tủa.[1] Những khoáng chất này thường được tạo bởi từ các nguyên tử của các nguyên tố phổ biến như ôxy, silic, hydro, và nhôm, chúng tạo thành nhiều dạng tinh thể khác nhau. Những nguyên tố này kết hợp cùng với canxi, kali, natri, magie, và cacbon chiếm trên 99% khối lượng của đất.[1]. Các hạt rắn được phân loại theo kích thước như đất sét, đất bùn, cát, sỏi, sỏi cuội, đá cuội.

Pha lỏng trong đất thông thường chứa chủ yếu là nước cùng với một lượng khác nhau các chất điện ly hòa tan trong nước. Các hợp chất hữu cơ, bao gồm cả hòa tan và không hòa tan được đều có trong đất, chúng xâm nhập vào đất do từ các nguồn và tác động khác nhau.

Pha khí, đặc biệt trong đất bão hòa, thường là không khí, mặc dù các khí hữu cơ có thể có mặt trong những nơi có hoạt động sinh học cao hoặc trong đất bị ô nhiễm hóa học.

Các khoáng vật trong đất quyết định đến kích thước, hình dạng, và các tính chất vật lý và hóa học của đất và từ đó ảnh hưởng đến khả năng chịu tải trọng, chịu nén của đất.

Cấu trúc của đất là sự kết hợp các hiệu ứng khung(tổ hợp hạt, sự sắp xếp hình học của các hạt, các nhóm hạt, và không gian lỗ rỗng trong đất), thành phần, và lực tương tác giữa các hạt. Cấu trúc của đất cũng được sử dụng để tính đến sự khác nhau giữa các tính chất của đất thiên nhiên (cấu trúc) và đất đã bị tác động (destructured) [1]. Cấu trúc của đất phản ánh tất cả các khía cạnh của các thành phần đất, lịch sử, trạng thài hiện tại, và môi trường xung quanh đất. Ở điều kiện ban đầu đất có cấu trúc lỗ rỗng cao hoặc đất đã bị nén chặt; trong khi đất lâu đời có độ rỗng thấp phản ánh điều kiện tàng trữ trước đây bị thay đổi nhiều hơn nữa.[1]

Đất, giống như các vật liệu kỹ thuật khác, bị biến dạng khi đặt dưới tải. Biến dạng này bao gồm hai loại - sự cắt, hoặc trượt, biến dạng và nén. Nhìn chung, đất không thể chịu được lực kéo. Trong một số trường hợp các hạt đất có thể được liên kết với nhau và đất có thể chịu được một lực kéo nhỏ, nhưng không thể chịu được trong thời gian dài.

Các hạt cát và sỏi thành phần bao gồm chủ yếu là silic. Chúng có thể được làm tròn nhẵn do quá trình mài mòn trong nướcgió, hoặc có hình dạng góc cạnh, hoặc bất cứ hình dạng trung gian nào, và các hạt có được các kích thước tương đương nhau. Các hạt sét nảy sinh từ quá trình phong hóa của các tinh thể đá như fenspat, và thường bao gồm alumino-khoáng chất silicat. Chúng thường có hình dạng vảy (phiến), với diện tích bề mặt lớn hơn so với khối lượng của chúng. Do khối lượng vô cùng nhỏ, tính chất của các tinh thể bị chi phối bởi các lực hút và đẩy tĩnh điện trên bề mặt của chúng. Cùng với lực hút này và sự hấp thụ nước vào các bề mặt của các tinh thể, độ dày của lớp bị ảnh hưởng bởi các muối hòa tan trong nước.